Đoạn video một nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng ở Hà Nội đang khiến cộng đồng "dậy sóng". Trong video,ầncótrườnggiáodưỡngdànhriêngchohọcsinhcônđồghế tựa bệt nạn nhân nằm sõng soài tại hành lang lớp học, liên tiếp bị ba nữ sinh đánh, đá vào đầu và mặt. Một em còn dùng chổi quét lên đầu nạn nhân, sau đó trèo lên người và đá túi bụi vào mặt em này.
Đây không phải lần đầu tiên những vụ bạo lực học đường thế này diễn ra. Từ 2021 đến nay, cả nước xảy ra gần 700 vụ bạo lực học đường, liên quan đến hơn 2.000 học sinh, trong đó 800 học sinh nữ. Cách đây không lâu, một đoạn clip ghi lại cảnh bảy nữ sinh đánh nhau, quay video trong nhà vệ sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP HCM cũng được lan truyền trên mạng xã hội. Trước đó, một nam sinh lớp 7, trường THCS Đại Đồng, cũng nhiều lần bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng, phải nhập viện vì sang chấn tâm lý.
Theo quy định hiện nay, việc kỷ luật học sinh vi phạm gồm ba hình thức: nhắc nhở, khiển trách và tạm dừng học có thời hạn. Tuy nhiên, các biện pháp này có thực sự đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi côn đồ trong môi trường giáo dục? Độc giả Karinhieunêu quan điểm: "Với nhưng học sinh này, chúng ta không nên đình chỉ học, cũng không được đuổi học, mà phải đưa vào trại giáo dưỡng. Trường học bình thường có lẽ không thể giáo dục nổi những học sinh côn đồ này. Quả thật, tôi thấy rất thương tâm khi nghe về hoàn cảnh gia đình cũng như sức khỏe của các em học sinh bị bạn bè đánh, bắt nạt hội đồng".
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc Letrungautonhấn mạnh cần có những biện pháp xử lý mạnh tay hơn để ngăn chặn bạo lực học đường: "Cần có những trường học dành riêng cho những học sinh có hành vi côn đồ như vậy. Qua đây cũng thấy được nhiều vấn đề trong ngành giáo dục:
1. Sự giáo dục của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến cách hành xử của con cái;
2. Chương trình học và phương pháp giáo dục của nhà trường còn nhiều điểm chưa ổn.
Dường như chúng ta đang chạy đua dạy học kiến thức chứ chưa thực sự quan tâm đến giáo dục về cách hành xử, đạo đức cho học sinh. Ngay từ những năm đầu tiên của cấp 1, các con đã phải học và chịu áp lực rất lớn về việc học văn hóa. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét giảm tải cho các con những năm đầu Tiểu học, tập trung giáo dục về nhân cách cho học sinh, hãy dạy các em làm người thật tốt rồi mới đến kiến thức".
>> 'Nhân văn với học sinh đánh bạn'
Trăn trở về phương pháp giáo dục các học sinh côn đồ, độc giả Phonglinhnhận định: "Nên cho những học sinh có thói côn đồ, bắt nạt bạn bè vào trường giáo dưỡng. Đừng phí công bắt những cá nhân này làm kiểm điểm, rồi đình chỉ học tạm thời... vì những hình thức này không đủ sức răn đe. Vì sao nạn bạo hành học đường vẫn gia tăng? Vì biện pháp kỷ luật còn nhẹ như lông hồng nên các em không sợ.
Ai cũng nghĩ trẻ con chưa nhận thức đầy đủ đúng sai, vậy sao những đứa trẻ con nhà người khác ngoan ngoãn lễ phép còn con nhà mình lại đánh đập, tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần những người bạn của mình như thế? Bản chất xấu xa, côn đồ nếu được dung thứ ở nhà trường thì lớn lên, khi ra xã hội, chúng sẽ thành những kẻ còn đáng sợ hơn nhiều".
Đồng quan điểm, bạn đọc Kerryyivnphân tích: "Hệ quả như thế này có một phần trách nhiệm của toàn xã hội. Nếu chúng ta chỉ nhắc nhở, phạt cảnh cáo, rồi đuổi học như cũ, thì nhà trường lại đẩy trách nhiệm giáo dục học sinh ra ngoài xã hội. Khi đó các học sinh này sẽ ảnh hưởng ngược lại nhà trường, vòng luẩn quẩn cứ vậy mà đi đến bế tắc. Theo tôi, biện pháp xử lý học sinh côn đồ nên là:
1. Tách các em này ra khỏi môi trường giáo dục bình thường khi mức độ bạo lực đạt ngưỡng nào đó (có quy định rõ ràng).
2. Đưa các học sinh côn đồ qua môi trường giáo dục đặc biệt song song và tập trung vào giáo dục đạo đức, hành vi, tâm lý hơn là khía cạnh kiến thức.
3. Sau thời gian đánh giá và khảo sát (cần đặt chỉ tiêu thời hạn), có thể xem xét đưa các bạn trở lại với môi trường giáo dục bình thường để tái hòa nhập.
4. Khuyến khích các bạn đã được cải tạo chia sẻ trải nghiệm và cảm nghĩ với các bạn xung quanh (triệt tiêu mầm mống bạo lực học đường).
Tóm lại, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể cân nhắc, chỉ cần tính toán hợp lý, không những không mất chi phí đầu tư, mà còn có thể cải tiện đáng kể nền giáo dục học đường, cũng như góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.