Freepik

5 tháng, 700 cuộc họp, ghi nhận hàng ngàn kiến ngh̔ banthang

【banthang】Chính phủ hành động, vượt cơn gió ngược

5 tháng,ínhphủhànhđộngvượtcơngióngượbanthang 700 cuộc họp, ghi nhận hàng ngàn kiến nghị

Điều hành chính sách tiền tệ năm 2023 là vấn đề nóng bỏng và gây tranh cãi nhiều nhất. Lãi suất tại hệ thống ngân hàng thương mại đã tăng vọt từ quý 4/2022 khiến doanh nghiệp (DN) lao đao.

Chính phủ hành động, vượt cơn gió ngược  - Ảnh 1.

Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ DN, người dân, thúc đẩy kinh tế hồi phục

ĐỘC LẬP

Trước hàng loạt kiến nghị của DN, từ cuối năm 2022, Chính phủ đã có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét giảm lãi vay. Thế nhưng, lãi suất cho vay vẫn giảm đủng đỉnh khiến lãnh đạo Chính phủ cũng sốt ruột. Hàng loạt chỉ thị, chỉ đạo liên quan về lãi suất được Chính phủ phát đi, thúc giục, buộc NHNN phải vào cuộc, giảm lãi suất điều hành.

Đặc biệt sau khi quý 1 ghi nhận tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục yêu cầu phải có giải pháp giảm lãi suất huy động và cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn, hấp thụ vốn của người dân, DN. Đến cuộc họp thường kỳ hằng tháng sau đó, câu chuyện giảm lãi suất tiếp tục được Chính phủ nhắc đến và yêu cầu tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các động lực tăng trưởng, các lĩnh vực ưu tiên…

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tính đến thời điểm hiện tại, NHNN đã có 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành. Theo ước tính, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng đã tổ chức hơn 700 cuộc họp, hội nghị, hoạt động đối ngoại. Lần đầu tiên, Chính phủ tổ chức 26 tổ công tác trực tiếp làm việc với các địa phương để nắm bắt khó khăn, ghi nhận trên 1.000 kiến nghị.

Đặc biệt, việc "chạy đua" giữa kiến nghị, yêu cầu sửa đổi Thông tư 06/2023 của NHNN trước ngày có hiệu lực được xem là minh chứng rõ ràng nhất về sự đồng hành của Chính phủ với cộng đồng DN. Cụ thể, trong suốt tháng 7, hàng loạt DN bức xúc về một số quy định các trường hợp bị cấm cho vay trong Thông tư 06 (có hiệu lực vào đầu tháng 9.2023). Trong bối cảnh tiếp cận tín dụng khó khăn, nếu quy định này được thực thi, nhiều công ty đứng trước nguy cơ phá sản, dừng hoạt động. 

Nắm bắt tình hình, từ giữa tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc giao Phó thủ tướng Lê Minh Khái khẩn trương chủ trì họp ngay với các đơn vị liên quan để nghe báo cáo và nghiên cứu chỉ đạo về sửa đổi, bổ sung Thông tư 06. Sau đó một tuần, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo NHNN khẩn trương rà soát, sửa đổi Thông tư 06 theo hướng ngưng thi hành các quy định gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn của DN, người dân. Sau văn bản này, NHNN đã chính thức ban hành thông tư ngưng thi hành một số quy định được bổ sung trong Thông tư 06 trước thời điểm có hiệu lực không lâu. Kết quả này đã khiến các DN thở phào, nhưng ấn tượng hơn cả chính là sự theo sát, đồng hành và quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn lực về tài chính là hữu hạn nhưng dư địa về thể chế là vô cùng lớn. Chẳng hạn các dự án đất đai đang bỏ không vì bị nghẽn thủ tục, nếu được gỡ bỏ đưa vào sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Cũng như để thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh thì cũng cần phải cải cách thể chế để khơi dậy sự sáng tạo, đổi mới.

Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Tiến Lộc

Tương tự, bất động sản, lĩnh vực gặp khó khăn nhiều nhất từ suốt quý 4/2022 tới nay, cũng nhận được sự quan tâm nhiều nhất của Chính phủ. Hàng trăm cuộc họp trực tuyến và trực tiếp giữa lãnh đạo Chính phủ với các DN lĩnh vực bất động sản đã diễn ra liên tục. Từ cuối năm 2022, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án cho các địa phương, DN. 

Đến tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố chủ động thành lập tổ công tác, tập trung rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cùng DN, người dân trong việc triển khai thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn. Nhờ sự sát sao này, đến thời điểm hiện tại, nhiều dự án đã được gỡ vướng cụ thể; tín hiệu hồi phục cũng bắt đầu nhen nhóm; nhiều khoản nợ được cơ cấu bớt gánh nặng vốn vay đè nghẹt; một số DN đã tiếp cận được tín dụng...

Chính phủ hành động, vượt cơn gió ngược  - Ảnh 3.

Sau hàng loạt động thái quyết liệt của Chính phủ, NHNN đã vào cuộc, giảm lãi suất điều hành, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lýg

NGỌC THẮNG

Nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ được ban hành

"Vì sao du lịch VN đi trước về sau?" là câu hỏi mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại hội nghị gặp gỡ các DN ngành này cuối năm 2022. Cũng từ đó, hàng loạt kiến nghị, tháo gỡ cho du lịch được triển khai. Trong đó ấn tượng nhất là chính sách nới visa cho du khách quốc tế. Cộng đồng quốc tế, các hiệp hội DN nước ngoài tại VN đã đánh giá rất cao quyết định này của VN. Điều đó đã góp phần đưa lượng khách quốc tế sau 8 tháng năm 2023 đạt gần 8 triệu người, hoàn thành mục tiêu cho cả năm.

Tương tự, ngoài việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công nhằm tạo ra sự lan tỏa với nhiều ngành nghề, Chính phủ đã thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 2% cho nhiều loại hàng hóa; gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập DN, thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất từ 5 - 6 tháng; giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước…

Những chính sách sát sườn này đã góp phần giúp tiêu dùng nội địa tiếp tục gia tăng. Tổng cộng trong 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt hơn 4 triệu tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,7%. Dù mức tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2022 nhưng đây cũng là con số khích lệ, phù hợp với mục tiêu đề ra trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Theo Bộ Tài chính, quy mô các gói chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất ban hành năm 2023 khoảng 200.000 tỉ đồng. Trong đó miễn, giảm thuế 79.000 tỉ đồng, gia hạn thuế, phí 121.000 tỉ đồng. Các giải pháp này đã và đang thực hiện sẽ góp phần hỗ trợ DN, người dân.

Tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội VN 2023 do Quốc hội tổ chức ngày 19.9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, nhìn tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, VN cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước "những cơn gió ngược" và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện. Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là một điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. 

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, định hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện. Các cân đối lớn được bảo đảm, tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách đều dưới ngưỡng Quốc hội cho phép; nợ xấu được kiểm soát, tỷ giá khá ổn định. Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, vùng và cả nước được đẩy mạnh; củng cố thêm niềm tin của DN, nhà đầu tư, hỗ trợ hướng tới phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực.

Đẩy nhanh thực hiện để sự quyết liệt hiệu quả hơn

Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Tiến Lộc cho rằng Quốc hội và Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong thời gian qua. Nhiều giải pháp được đưa ra để hỗ trợ DN, người dân với các cơ chế, chính sách chưa có tiền lệ. Các gói hỗ trợ có quy mô lớn nhất trong lịch sử VN khi chiếm đến 8% GDP, trong khi nhiều nước chỉ đưa ra những gói hỗ trợ có quy mô khoảng 3 - 4% GDP. 

Quốc hội cũng vào cuộc quyết liệt, trao "thượng phương bảo kiếm" cho Chính phủ để thực hiện các cơ chế, chính sách chưa từng có tiền lệ nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy kinh tế phát triển trong bối cảnh khó khăn chung trên toàn cầu. Điều đó là thích hợp như trong thời chiến. Từ đó Chính phủ đã có hành động quyết liệt, kịp thời và hiệu quả là hoạt động kinh tế có sự hồi phục trở lại. Kết quả này là đáng ghi nhận, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công, xây dựng... là những lĩnh vực chồng chéo rất nhiều vướng mắc.

Tổ chức đối thoại, lắng nghe khó khăn vướng mắc về cơ chế, thủ tục hành chính

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, đã ký Quyết định số 62 ban hành Kế hoạch hành động 4 tháng cuối năm của Tổ công tác. Theo đó, trong quý 4/2023, sẽ tổ chức đối thoại, làm việc bằng hình thức phù hợp với các cơ quan thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, cộng đồng DN để lắng nghe, nhận diện các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đời sống của người dân.

Cụ thể, trong tháng 10.2023 sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề trực tuyến toàn quốc đánh giá về tình hình, kết quả triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính. Tháng 11.2023, sẽ tổ chức phiên họp chuyên đề của Tổ công tác nghe báo cáo về giải pháp chuyển đổi sang sử dụng một loại tài khoản duy nhất là tài khoản VNelD trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Trước ngày 15.12.2023, sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao…

"Thời gian tới, vẫn cần tiếp tục sửa đổi các chính sách thiếu nhất quán như trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Đồng thời, Chính phủ cũng cần rút kinh nghiệm trong việc điều hành từ câu chuyện của thị trường bất động sản. Chúng ta vẫn xử lý những bất ổn để thị trường phát triển bền vững nhưng cách thức, giải pháp phải đúng liều lượng, không để xảy ra hiện tượng giật cục khiến DN lẫn thị trường đều rơi vào tình trạng quá khó khăn. 

Điều đó sẽ giúp cho Chính phủ giữ được niềm tin của người dân", TS Lộc nhấn mạnh và ví von: Ngày xưa những năm đầu đất nước đổi mới, chỉ cần tháo gỡ cơ chế khoán sản phẩm là cả nước có dư lương thực để xuất khẩu. Vì vậy Chính phủ phải đẩy mạnh việc cải cách hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính. Hiện dư địa ở chính sách tiền tệ hầu như không còn nhiều nhưng chính sách tài khóa vẫn có thể tiếp tục xem xét các giải pháp phù hợp để hỗ trợ DN, người dân.

"Chúng ta còn điểm yếu về hệ thống pháp luật nhưng đây lại là cơ hội. Nếu khắc phục, có chính sách tốt, thông thoáng hơn thì sẽ khơi thông được nguồn lực trong dân. Nguồn lực về tài chính là hữu hạn nhưng dư địa về thể chế là vô cùng lớn. Chẳng hạn các dự án đất đai đang bỏ không vì bị nghẽn thủ tục, nếu được gỡ bỏ đưa vào sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Cũng như để thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh thì cũng cần phải cải cách thể chế để khơi dậy sự sáng tạo, đổi mới. Chính phủ cần mạnh dạn thực hiện thí điểm, cơ chế Sandbox (khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới - NV) mạnh hơn trong nhiều lĩnh vực. Để tạo được niềm tin của người dân, DN thì phải tháo gỡ thiết thực từng dự án, công trình. Từ đó có thể tạo động lực để kinh tế phát triển mạnh hơn", TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ thêm.

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nhận định các chính sách mà Chính phủ đưa ra đã có những đóng góp tích cực, ít nhiều đã giảm bớt khó khăn cho DN trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn ảm đạm. Quan trọng hơn trong thời gian tới là việc thực hiện các chính sách phải đúng, nhanh hơn, vì thực tế thời gian qua còn nhiều chương trình triển khai quá chậm. Từ tổng thể chung của nền kinh tế, cần có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các chính sách tài chính với chính sách tiền tệ. Đồng thời, cần phải làm sao gắn với việc hỗ trợ vượt khó để thúc đẩy DN bắt kịp xu thế mới, yêu cầu mới của thị trường. Đó là câu chuyện phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, sáng tạo đổi mới… vì đây sẽ là động lực phát triển kinh tế trong dài hạn. 

Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại VN: Cầu trong nước là động lực tăng trưởng chính

Nền kinh tế VN đang gặp thách thức từ các yếu tố bên trong và bên ngoài. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ có thể hỗ trợ tổng cầu thông qua đầu tư công hiệu quả, qua đó tạo việc làm và kích thích hoạt động kinh tế. Ngoài các biện pháp hỗ trợ ngắn hạn, Chính phủ không nên bỏ qua các cải cách thể chế cơ cấu - bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng và ngân hàng - vì những lĩnh vực này là điều bắt buộc đối với tăng trưởng dài hạn.

Chỉ số kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực

Từ mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 chỉ tăng 3,28% thì đến quý 2/2023, GDP tăng trưởng 4,14% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo từ mức âm 0,49% của quý 1/2023 đã tăng 1,18% trong quý 2/2023; khu vực dịch vụ tăng 6,11%...

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào VN sau 8 tháng 2023 đạt gần 18,15 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nguồn vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 13,1 tỉ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap